Ads (728x90)

7 BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC SUY THOÁI THỊ TRƯỜNG



Bạn sẽ không thể hiểu rõ về đầu tư cho đến khi bạn trải qua một cuộc suy thoái thị trường. Những bài học quý giá đó có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn tồi tệ của thị trường và hơn nữa có thể được áp dụng cho danh mục đầu tư của bạn khi kinh tế phục hồi. Dưới đây là một số kinh nghiệm đầu tư phổ biến trong thời điểm kinh tế khó khăn và những bài học đáng nhớ mà các nhà đầu tư rút ra được sau mỗi lần khủng hoảng.





BÀI HỌC 1 : ĐÁNH GIÁ “GIỎ TRỨNG” CỦA BẠN

Bạn đang lo lắng vì tất cả các khoản đầu tư đều bị giảm giá trị. Bài học là: Luôn luôn đa dạng hóa danh mục đầu tư, bất kể tình trạng thị trường có như thế nào. 
Nếu tất cả mọi thứ bạn sở hữu đang biến động theo cùng một chiều hướng, cùng một tốc độ thì danh mục đầu tư của bạn có thể chưa được đa dạng lắm, và bạn nên xem xét lại cách phân bổ tài sản của mình. Các loại tài sản cụ thể trong danh mục đầu tư của bạn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, nhưng bạn nên thường xuyên thêm vào nhiều hạng mục đầu tư khác nhau. 
Việc giữ thái độ thận trọng hơn để bảo toàn số vốn của mình có nghĩa là bạn nên giảm tỷ lệ nắm giữ những loại cổ phiếu rủi ro và bù vào bằng những cổ phiếu an toàn hơn, tức là không nên dồn hết vào một đầu tư duy nhất. Ví dụ, việc tăng trái phiếu và giảm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có tăng trưởng sẽ giúp duy trì sự đa dạng của danh mục, nhưng việc đầu tư hết vào các loại chứng khoán của thị trường tiền tệ thì không đem lại sự đa dạng nàoTrong điều kiện thị trường hoạt động bình thường, một danh mục đầu tư đa dạng sẽ làm giảm bớt những biến động lớn trong quá trình nắm giữ.

BÀI HỌC 2: KHÔNG CÓ GÌ LÀ CHẮC CHẮN CẢ

Loại cổ phiếu mà bạn tin tưởng đột nhiên biến động. Bài học là: Đôi khi không thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra. Điều này xảy ra ngay cả với những nhà phân tích, những nhà quản lý quỹ và những nhà tư vấn hàng đầu và do đó chẳng có gì là lạ nếu nó cũng xảy ra với bạn.
Việc diễn giải thích tường tận các biểu đồ, sử dụng phân tích cơ bản, hay bói bài tarot sẽ chẳng thể dự đoán hết mọi biến cố có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư của bạn.
  •  Hãy sử dụng “due diligence” để giảm rủi ro xuống mức tối thiểu.
  •  Xem xét các báo cáo hàng quý và hàng năm để tìm ra các dấu hiệu rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty cũng như cách ứng phó của họ với những rủi ro đó.
  •  Bạn cũng có thể tìm ra điểm yếu của ngành dựa trên thông tin từ các sự kiện hiện tại cũng như các hiệp hội ngành.
Thông thường, một khoản đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự tổng hợp của nhiều sự kiện. Do đó, đừng lơ là với những sự kiện bất thường hoặc không ngờ tới như thất bại chuỗi cung ứng, mua bán sáp nhập, kiện cáo, sản phẩm thất bại v.v…

BÀI HỌC 3: QUẢN LÝ RỦI RO MỘT CÁCH HỢP LÝ

Khoản đầu tư bạn cho rằng không có rủi ro hóa ra lại không phải vậy. Bài học là: Mỗi khoản đầu tư đều có những loại rủi ro nhất định. Bạn có thể cố gắng để đo lường rủi ro và bù đắp nó, nhưng bạn nên thừa nhận rủi ro luôn tiềm ẩn trong mỗi giao dịch. Hãy đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân.

BÀI HỌC 4: VẤN ĐỀ THANH KHOẢN

Bạn luôn đầu tư triệt để, dẫn đến khả năng thanh khoản của bạn rất thấp nên bỏ lỡ những cơ hội đầu tư khác. Bài học là: Việc đầu tư tiền mặt vào chứng chỉ tiền gửi (CD) hoặc tài khoản trên thị trường tiền tệ cho phép bạn tận dụng lợi thế của các khoản đầu tư có chất lượng cao tại mức giá rất thấp (fire sale price). Không những thế, nó cũng làm giảm rủi ro cho toàn bộ danh mục đâu tư.
Hãy lập kế hoạch trước cho việc bổ sung tài khoản tiền mặt. Ví dụ, sử dụng số tiền thu được từ trái phiếu đã được triệu hồi để đầu tư vào thị trường tiền tệ thay vì mua một trái phiếu mới. Đôi khi chúng ta có thể thu được tiền mặt từ việc tái cơ cấu lại các khoản nợ hoặc cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết. Hãy đặt ra một tỷ lệ tiền mặt cụ thể trên tổng thể danh mục đầu tư. 

BÀI HỌC 5: KIÊN NHẪN

Số dư tài khoản của bạn thấp hơn so với quý trước, thế nên bạn nhanh nhảu thay đổi chiến lược đầu tư của mình trước khi tận dụng đến các khoản đầu tư hiện tại. Bài học là: Đôi khi thị trường phải mất một thời gian dài mới có thể phục hồi trở lại.
Sự cân bằng của danh mục đầu tư tổng thể tại một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng chiều hướng mà nó đang đi theo cũng như lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai. Điều quan trọng là phải chuẩn bị cho xu hướng tăng điểm trở lại của thị trường trong thời gian sắp tới dựa trên việc ước tính độ trễ sau các chỉ số thị trường. Hãy đánh giá chiến lược của bạn nhưng phải nhớ rằng đôi khi sự kiên nhẫn mới là giải pháp. 

BÀI HỌC 6: TRỞ THÀNH CỐ VẤN CỦA CHÍNH MÌNH

Tin tức thị trường ngày càng ảm đạm khiến bạn cảm thấy vô cùng lo sợ! Bài học là: Những tin tức thị trường cần được diễn giải theo tình hình hiện tại của bạn.
Đôi khi những thông tin bất lợi liên tục xuất hiện dễ khiến các nhà đầu tư phản ứng thái quá, đặc biệt với các cổ phiếu lớn hoặc được ưa chuộng. Dưới đây là một số bước bạn có thể làm theo để giúp bạn giữ được cái đầu lạnh và tỉnh táo trước những tin tức bất lợi:
  • Chú ý và hiểu những tin tức đó, rồi tự mình phân tích báo cáo tài chính.
  • Nhận định xem thông tin đó có thể hiện xu hướng sụt giảm đáng kể, một sự chuyển dịch lớn tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty hay chỉ là một sự thay đổi nhất thời.
  • Phát hiện ra các dấu hiệu bất ổn của công ty có thể khiến cho lợi nhuận kỳ vọng sụt giảm. Tìm hiểu xem sự sụt giảm đó sẽ kéo dài trong một quý, một năm hay là không thể xác định được. 
  • Tiến hành phân tích tình hình ngành và đánh giá mức độ cạnh tranh.
Sau khi đánh giá một cách toàn diện, bạn có thể quyết định xem danh mục đầu tư của mình cần thay đổi điều gì. 

BÀI HỌC 7: KHI NÀO CẦN BÁN VÀ KHI NÀO CẦN GIỮ

Các chỉ số thị trường dường như không cho thấy chút hy vọng nào. Bài học là: Hãy biết khi nào nên bán vị thế hiện tại hoặc khi nào thì tiếp tục nắm giữ chúng.
Đừng e ngại khi phải cắt lỗ. Nếu giá trị hiện tại của danh mục đầu tư thấp hơn  cost basis (tạm dịch: giá trị đầu tư ban đầu) và có dấu hiệu giảm sâu nữa thì hãy xem xét việc chấp nhận lỗ. Hãy nhớ rằng, những khoản lỗ đó có thể được chuyển sang nằm sau để được bù đắp bởi lãi trong khoảng thời gian lên đến 7 năm.
Việc bán một cách có chọn lọc có thể tạo ra lượng tiền mặt cần thiết để mua các khoản đầu tư với thu nhập kỳ vọng tốt hơn. Mặt khác, bạn nên duy trì các khoản đầu tư với nền tảng tài chính vững chắc khi chúng đang được điều chỉnh giá dựa trên tỷ lệ giá-thu nhập kỳ vọng​. Hãy đưa ra quyết định cho từng khoản đầu tư, nhưng đừng quên việc đánh giá phân bổ tài sản tổng thể. 

KẾT LUẬN

Những biến động suy giảm trên thị trường cổ phiếu là không thể tránh khỏi. Bạn càng chuẩn bị tốt bao nhiêu thì danh mục đầu tư của bạn sẽ càng vững vàng khi trải qua biến động đó. Bạn có thể từng học được những bài học để đời, nhưng nếu chưa thì hãy dành thời gian để học hỏi từ những sai lầm của người khác trước khi mắc phải những sai lầm tương tự.

Đăng nhận xét